Phê phán để cùng tiến bộ

Trong cuộc sống, phê phán chính là món quà được ban tặng nhiều nhất. Ai cũng có thể tặng món quà này và nhận được món quà này một cách miễn phí và hào phóng.

Nhưng thông thường thì: “người cho hả hê, vui sướng. còn người nhận thì cảm thầy bứt rứt, bị xúc phạm, tiêu cực…..”

Và chúng ta tự hỏi liệu món quà “phê phán” đó đem lại lợi ích gì, hay chỉ toàn mang lại sự bực mình, tiêu cực, bi quan….

Mỗi chúng ta đều dễ dàng thấy rằng đa số: khi phê phán, người cho thì được hả hê, vui sướng, cảm thấy vị thế của mình được nâng cao, cảm thấy tự hào…. Đấy là bản thân người ta cảm thấy thế thôi. Nhưng như vậy phê phán ít nhất cũng giúp giải toả tinh thần. nhưng nhìn sâu xa hơn thì người cho trong trương hợp này lại là người sẽ bị thiệt thòi, bị mất nhiều thứ nhất: đó là tình cảm rạn nứt, là sự tôn trọng của người xung quanh sẽ giảm đi, là…..
Còn người nhận được sự phê phán thì sao? đa số chúng ta đều có một đặc điểm chung là không thích bị phê phán. Do đó chắc chắn là người nhận cảm thấy bực bội, bị xúc phạm, bị thua kém…. Vì vậy sẽ hình thành thái độ đối nghịch với người cho.

Vậy thì phê phán là không nên ư?

Theo tôi, phê phán nên chứ ! nhưng phê phán chỉ trở thành tích cực khi mà “người cho” và người nhận hiểu được ý nghĩa thực sự của “phê phán”. Nhưng tiếc thay, hầu hết mọi người đều không hiểu vì vậy nên rất khó tiến bộ được.

Vậy ý nghĩa thực sự của phê phán là gì?

+ Theo tôi, phê phán chỉ trở thành tích cực khi mà phê phán có mục đích tích cực. phê phán phải có mục đích và mục đích này phải mang tính tích cực, mang tính xây dựng.

+ Phê phán không được mang theo tình cảm cá nhân, đặc biệt là khi phê phán trong công việc.

+ Chúng ta phải hiểu phê phán chính là: ” chỉ ra cho đối tượng và tổ chức hoặc những người xung quanh biết về những hành động, suy nghĩ chưa đúng, bảo thủ, trì trệ…. gây cản trở một mục tiêu nào đó của cá nhân hoặc tổ chức. và quan trọng là phải chỉ ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp phù hợp để đối tượng, những người xung quanh và tổ chức biết từ đó sửa chữa, chấn chỉnh, khắc phục để công việc tiến triển. Chú ý khi phê phán phải gạt bỏ những tình cảm tích cực cũng như tiêu cực đi, phải đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu. ngoài ra lời nói, hành động, biểu hiện khi phê phán cũng phải phù hợp.

+ Một đặc điểm quan trọng để phê phán tích cực là phải thấu hiểu câu sau: “biết chấp nhận thất bại, từ đó làm bàn đạp để tiến lên”

Mời các bạn trao đổi về đề tài “phê phán” để chúng ta có cái nhìn rõ hơn, sâu xắc hơn về “phê phán” để từ đó áp dụng vào thực tế cuộc sống.

( hoccachsong )

Bình luận về bài viết này